Quy trình kỹ thuật cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà
- Thở bằng ống thông mũi
- Chuẩn bị
- Báo cho bệnh nhân biết thủ tục sắp điều trị. Bệnh nhân hít qua đường mũi để tránh làm loãng nồng độ oxy thở.
- Bệnh nhân nằm trong tư thế thỏa mái, thường thì bệnh nhân đặt nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi nhưng đảm bảo phải hô hấp được thông thoát
- Dụng cụ
- Ống thông mũi dùng 1 lần và kích cỡ ống tùy thuốc vào bệnh nhân có các cỡ khác nhau như: Trẻ em: cỡ 8 hoặc 10
- Người lớn nam: cơ 12 hoặc 14
- Người lớn nữ: cỡ 10 hoặc 12
- Một bộ oxy thở có:
+ Bình chữa oxy, đồng hồ đo, dây dẫn, ống nối
+ Bình làm ấm đựng nước cất hoặc nước chín
+ Dầu nhờn vô khuẩn hoặc cốc đựng nước chín
+ Gạc (2-3 miếng)
+ Băng dính, kéo
+ Kim băng
+ Ðèn pin hoặc đèn soi và cái đè lưỡi.
- Các bước kỹ thuật cách sử dụng bình oxy y tế tại nhà.
- Rửa tay sạch để chuẩn bị và sắp dụng cụ
- Đánh giá tình trạng bệnh nhân,trạng thái hô hấp của bệnh nhân
- Để bệnh nhân hiểu về tình trạng và những lưu ý trong quá trình điều trị, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu về bệnh của mình và những lưu ý cũng như quy tắc an toàn khi bệnh nhân
- Hút đờm cho bệnh nhân, đặt nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, kê gối mỏng dưới vai để thông đường hô hấp và bệnh nhân thở dễ dàng hơn. –
- Lắp hệ thống oxy thở và kiểm tra hoạt động – Van điều chỉnh lượng oxy theo quy định của toa.
- Ðo ống thông từ mũi đến dáy tai. Sau khi đo xong, dùng băng dính đánh dấu để đưa đầu ống thông vào đúng vị trí, tránh không bị sâu quá hay nông quá.
- Bôi trơn đầu ống thông. Vặn van điều chỉnh lượng oxy tầm 3 lít/ phút trước khi đưa ống thông vào
- Từ từ đưa ống thông vào một bên lỗ mũi cho đến khi điểm đánh dấu chạm vào bờ lỗ mũi. Bôi trơn đầu thông để đưa ống thông vào mũi được dễ dàng, tránh gây tổn thương niêm mạc ở mũi ( tuyệt đối không dùng các loại bôi trơn thông thường) đề phòng bệnh nhân hít phải. Kiểm tra vị trí đầu ống thật kỹ vì nếu quá sâu thì bệnh nhân sẽ nuốt vào nhiều oxy gây chướng bụng và khó chịu…
- Dán băng dính cố định để bệnh nhân có cử động cũng không bị dịch chuyển – Ðiều chỉnh lưu lượng oxy thở theo chỉ định của bác sĩ
- Kiểm tra tình hình bệnh nhân về màu da, tính chất hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn khác như mạch và huyết áp.
- Cấm các vật có thể phát ra lửa để gần
- Dọn dẹp dụng cụ về vị trí cũ
- Ghi chép hồ sơ chăm sóc
- Thở oxy qua mặt nạ
Mặt nạ phủ kín miệng, mặt nạ thở oxy được sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân bị tổn thương mũi, hầu.
Mặt nạ là một dụng cụ phủ kín miệng và mũi bệnh nhân và được dùng để cho bệnh nhân thở oxy trong những trường hợp khẩn cấp hoặc khi bệnh nhân có tổn thương mũi, hầu.
Thở oxy qua mặt nạ không nên áp dụng trong các trường hợp sau: hen phế quản, lao xơ, bệnh hô hấp, tuần hoàn khó thở thở tím tái kinh niên.
a. Chuẩn bị các bước chuẩn bị như phần thở oxy bằng ống thở
b. Dụng cụ Một bộ bình thở oxy y tế tại nhà gồm:
+ Bình chứa oxy, đồng hồ đo, áp lực kế
+ Bình làm ẩm, đựng nước cất hoặc chín
+ Mặt nạ theo cỡ số thích hợp tùy thuộc vào bệnh nhân cần oxy nhiều hay ít
+ Dây dẫn, ống nối tiếp
Các bước về kỹ thuật
– Chúng ta thực hiện các bước như thở oxy bằng ống thông mũi
– Bệnh nhân có thẻ tự cầm mặt nạ và điều chỉnhsao cho mặt nạ áp sát vào mặt, tránh sao cho oxy thoát qua khe hở càng ít càng tốt.
– Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định – Ðiều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt bệnh nhân.
– Cố định bằng băng co giãn quanh đầu bệnh nhân. Buộc băng vừa phải không chật quá làm mặt nạ bị xê dịch khỏi vị trí đúng.
– Thực hiện tiếp tục các bước như trên thở oxy bằng ống thông mũi.
Một số điểm lưu ý:
– Quan sát da mặt có bị dị ứng với chất cao su hoặc nhựa của mặt nạ
– Sau 90 phút hoặc 120 phút phải tháo mặt nạ và lau mặt để bệnh nhân dễ chịu.
🏢 CÔNG TY TNHH OXY BLUE
☎ Hotline: 03 4774 7676
📞 Phone: 03 4774 7676 (Mr Đạt) - 0946 086 000 (Mr Hải)
📧 Email: binhoxymini@gmail.com
💻 website: http://binhoxymini.com/
🏠 Tại HCM: 356/35 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 25, Q Bình Thạnh, TP.HCM
🏠 Tại Hà Nội: 208 Số nhà 14, ngõ 464 đường Phúc Diễn, Q Nam Từ Liêm